Ảnh hưởng từ Covid19 và các gói kích thích đến nền kinh tế Việt Nam

By September 8, 2021 Nghiên cứu & Báo cáo

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GÓI KÍCH THÍCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẠI DỊCH COIVD 19

Tác giả:  Võ Phúc Thiện

TÓM TẮT

Đại dịch Covid 19 làm giảm khả năng sản xuất của nền kinh tế Việt Nam và Chính phủ đã và đang thực hiện kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng để thúc đẩy tăng trưởng GDP trong bối cảnh cần khôi phục nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 đến nay (cuối  2021). Tuy nhiên khó tránh khỏi tình trạng lạm phát xảy đến với nền kinh tế, và một kế hoạch chi tiêu ngân sách phù hợp vẫn giữ được mức lãi suất thấp cùng với sự ổn định của tỷ giá có thể giảm bớt thiệt hai và sớm ổn định nền kinh tế.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát từ đầu 2020 cho đến nay (cuối  2021), đã có nhiều gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân nhằm kích thích nền kinh tế với 6 gói chính sách lớn:

  • Gói 250.000 tỷ đồng hỗ trợ tín dụng, theo chị thị 11 của chính phủ vào tháng 03/2020.
  • Gói 180.000 tỷ đồng hỗ trợ giãn hoãn nộp thuế, theo nghị định số 41 của chính phủ ban hành 04/2021.
  • Gói 16.000 tỷ đồng cho vay lãi suất 0% của Bộ Lao động – thương binh và xã hội tham mưu cho thủ tương ban hành quyết định 15 vào 04/2020.
  • Gói tài khóa 30.000 tỷ đồng hỗ trợ cho doanh nghiệp, theo chỉ thị 02 của bộ tài chính ban hành 13/03/2020.
  • Gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng, theo nghị quyết 42 của chính phủ ban hành 09/04/2020.
  • Gói hỗ trợ an sinh xã hội 26.000 tỷ đồng, theo nghị quyết 68 của chính phủ ban hành 01/07/2021.

Chính phủ đã và đang thực hiện kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng để thúc đẩy tăng trưởng GDP trong bối cảnh cần khôi phục nền kinh tế sau đại dịch Covid-19. Liệu rằng những chính sách trên có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam? Những kịch bản nào có thể xảy ra và đâu là giải pháp giúp ổn định và phát triển nền kinh tế một cách phù hợp.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH KÍCH THÍCH LÊN NỀN KINH TẾ NHƯ THẾ NÀO.

1               Các Giả Định

Giả định về nền kinh tế mở : Một quốc gia được coi là một nền kinh tế mở khi quốc gia đó tham gia vào các giao dịch kinh tế với phần còn lại của thể giới, về hàng hóa – dịch vụ và cả vốn. Hơn nữa, các giao dịch kinh tế này cũng phải đủ lớn để ảnh hướng đến các biến số vĩ mô trong nước, đặc biệt là giá và cung tiền. Việt Nam được coi là có nền kinh tế mở

Giả định về nền kinh tế nhỏ : Một nền kinh tế nhỏ được định nghĩa là nền kinh tế không thể tác động đến giá cả hàng hóa thế giới thông qua hoạt động thương mại. Và Việt Nam được coi là một nền kinh tế nhỏ.

Hàng hoá Ngoại thương và hàng hoá Phi thương:  Giả định vô cùng quan trọng khác đó là tất cả hàng hàng hóa của một nước sản xuất và tiêu thụ được gộp chung lại trong 2 nhóm lớn: hàng hóa không ngoại thương (hàng Phi thương – với giá 𝑃𝑁) và hàng có thể ngoại thương (hàng hoá Ngoại thương – với giá 𝑃𝑇).

Giá trong nước của một hang hóa có thể ngoại thương được thể hiện:  𝑃𝑇 =𝑒𝑃𝑇∗

Trong đó e là tỷ giá hối đoái danh nghĩa tính bằng đồng nội tệ so với một đôla, và 𝑃𝑇∗ là giá thế giới của mặt hàng có thể ngoại thương được tính bằng đôla

Cân bằng bên trong và Cân bằng bên ngoài: Cân bằng bên trong thể hiện sản lượng ở mức sản lượng tiềm năng(Y = YP) , với thất nghiệp ở mức thất nghiệp tự nhiên ( m = mn ) và lạm phát có thể kiểm soát được hay lạm phát mục tiêu ( %DP = %DPe ). Cân bằng bên ngoài đạt được khi cán cân thương mại cân bằng ( X = M ).

Theo mô hình EB – IB: Điểm cân bằng mà tại đó cung của hàng hoá Phi thương bằng với cầu của hàng hoá Phi thương ( Cân bằng bên trong ); cũng tại điểm cân bằng đó ta có cung và cầu của hàng hoá Ngoại thương bằng nhau ( Cân bằng bên ngoài ).

2               Khung Phân Tích

Khi cung tiền lớn hơn cầu tiền, điều này làm cho đồng nội tệ lên giá (tỷ giá danh nghĩa và thực giảm đi). Nội tệ lên giá thì sẽ không có lợi cho xuất khẩu làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu, làm cán cân thương mại thâm hụt (TB < 0). Và tất nhiên khi thâm hụt tức là mất cân bằng bên ngoài.

Mặt khác, cung ngoại thể vào sẽ làm tăng cầu hàng hoá trong nội địa, cả cầu hàng Ngoại thương (DT) và cầu hàng Phi thương (DN) đều tăng. Cầu hàng Ngoại thương tăng được bù đắp bằng nhập khẩu, nhưng với cầu hàng Phi thương tăng trong khi cung hàng Phi thương trong nước không đủ dẫn đến tình trạng tăng giá của hàng Phi thương, tức sẽ có lạm phát xuất hiện.

Khi ấy nguồn lực (lao động/vốn) trong nước ở các ngành truyền thống bị hút chuyển qua sản xuất hàng Phi thương làm cho việc sản xuất các ngành nghề truyền thống bị giảm sút.

3               Nội Dung Phân Tích

Dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 làm giảm khả năng sản xuất của nền kinh tế, khi đó chính phủ đã ban hành 06 gói chính sách kích thích nền kinh tế, hình sau phản ảnh tác động của các chính sách trên khía cạnh kinh tế vĩ mô.

Nền kinh tế bắt đầu ở điểm cân bằng tại điểm 1. Đại dịch làm giảm khả năng sản xuất của nền kinh tế trong cả hàng phi thương lẫn hàng có thể ngoại thương được. Chúng ta thể hiện nó bằng sự di chuyển về bên trái của cả đường EB và IB: giảm sản lượng của SN tại bất cứ giá nào có nghĩa là khu vực rộng lớn hơn trong đó DN vượt quá SN; điều này mang tính lạm phát. Đối với ST cũng tương tự như vậy; và điều này càng nới rộng vùng thâm hụt. Đường cân bằng ngoài nước mới EB2 có thể được đẩy ra (dịch chuyển trở về bên phải) tới đường EB3 do các gói chính sách, trong trường hợp đó điểm cân bằng mới là điểm 3.

4               Kết Quả Phân Tích

Về bài phân tích, với việc đánh giá và phân tích các ảnh hưởng từ đại dịch và các gói kích thích trong giai đoạn kể trên sẽ có tách động đến nền kinh tế như thế nào?

Sau đây là một số kết luận:

(i) Đại dịch xảy ra làm giảm khả năng sản xuất của nền kinh tế, làm thay đổi trạng thái cân bằng của nền kinh tế. Từ điểm (1) đến điểm (2).

(ii)  Các gói chính sách của chính phủ nhằm giảm bớt bệnh tật, hỗ trợ an sinh & kích thích nền kinh tế phục hồi từ điểm (2) đến điểm (3). Nhưng tác động đến tỷ giá (e), cán cân thương mại (TB) và gây ra tình trạng lạm phát (%DP).

5              Gợi Ý Chính Sách

Tác động của hầu hết thiên tai chỉ là tạm thời, thường kéo dài trong một hai năm, mặc dù một số kéo dài hơn trong nhiều năm. Do đó nỗ lực cố vượt qua những cú sốc như vậy với ít điều chỉnh nhất là một quyết định thích hợp, đặc biệt nếu viện trợ nước ngoài (Vaccine) có thể đỡ một phần lớn cho gánh nặng này. Như vậy, ví dụ như, ngay cả khi điều chỉnh tỉ giá hối đoái là cần thiết để đạt tới cân bằng, nó khó có khả năng mang lại hiệu quả trong thời gian đại dịch và do đó không nên dùng tới. Điều này cũng đúng cho chính sách thắt chặt thu chi ngân sách, ngoại trừ một điểm là bản thân giá tăng có thể làm nặng nề hơn sự khổ cực của những người đã chịu khổ vì hạn hán. Nếu chính phủ có thể thay đổi chi tiêu của mình sao cho có thể dành một phần lớn hơn trong chi tiêu vào việc giảm bớt tác động của đai dịch, thì họ có thể làm giảm bớt sự đau khổ cùng cực nhất mà vẫn giới hạn được sự gia tăng của tổng chi tiêu và ngăn chặn được lạm phát.

Tác giả đưa ra cách hạn chế bằng cách: Làm chậm sự lên giá của tỷ giá thực & Tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiện chế tạo, nông nghiệp…. Và các phương án chính sách có thể thực hiện như sau:

Không làm gì cả (Do Nothing) để cho nền kinh tế tự động điều chỉnh theo hướng mà nó đi đến; Bảo vệ tỷ giá hối đoái (Exchane rate Protection) tránh dự lên giá hoặc xuống giá đột ngột với biên độ lớn; Thặng dư ngân sách kết hợp lãi suất thấp để hỗ trợ cho các ngành truyền thống không bị mai một, đồng thời cam kết không tăng chi tiêu quá mức giữ cho ngân sách thặng dư tránh như trường hợp của Venezuela chi tiêu quá mức đến khi không còn nguồn thu thì không có gì để chi tiêu.

Tài liệu tham khảo

1. Max Corden (2012). Published in The Australian Economic Review, Vol. 45, No. 3, September 2012, pp. 290-304, DUTCH DISEASE IN AUSTRALIA: POLICY OPTIONS FOR A THREE SPEED ECONOMY.

2. IMF Country Report No. 15/274 (2015). Article IV Consultation – Press Release; Staff Report; And Statement By The Executive Director For Australia..

3. Swan, TW (1960). ‘Economic Control in a Dependent Economy’, Economic Record, vol. 36, no. 73.

Leave a Reply