TÌM “LỐI THOÁT” CHO CHANH DÂY GIỮA TÂM DỊCH COVID19

By April 11, 2020 Tin tức

CHÂN DUNG NGƯỜI “NÔNG DÂN TRẺ” – GIẢI CỨU NÔNG SẢN VIỆT
TÌM “LỐI THOÁT” CHO  CHANH DÂY GIỮA TÂM DỊCH COVID19

Tìm “lối thoát” cho Chanh Dây – Nông sản Vùng Tây Nguyên giữa tâm dịch Covid-19 vẫn là bài toán khó


Từ đầu năm 2020 tới nay, dịch Covid-19 phát sinh từ Trung Quốc sau đó lan rộng ra toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Để ngăn chặn dịch bệnh, phía Trung Quốc đã tạm thời đóng cửa 9 cặp chợ biên giới từ 31/1 tới 8/2/2020 nên một số sản phẩm nông sản Việt Nam như: Chanh dây, dưa hấu, thanh long… đã bị ùn ứ tại cửa khẩu hàng nghìn tấn và đe dọa sự tiêu thụ tiếp theo của nhiều loại nông sản sắp đến kỳ thu hoạch. Thị trường chanh âu xuất khẩu cũng vì thế mà gần như phải tạm ngưng hoặc xuất khẩu rất hạn chế. Thị trường nội địa từ khi thực hiện cách ly xã hội (giãn cách xã hội) từ đầu tháng 04/2020 cũng khó lòng đi được đến các tỉnh/thành phố lớn như: Hồ chí minh, Hà nội…thậm chỉ ngay cả chuyên chở qua lại giữa các địa phương lân cận cũng rất hạn chế.

Ngoài sự sụt giảm của mặt hàng chanh dây được tiêu thụ chính tại thị trường Trung Quốc, nhiều loại nông sản có thế mạnh trong xuất khẩu cũng bị sụt giảm mạnh như: hồ tiêu,, cà phê, cao su, dưa hấu, sầu riêng…

Khi mà khi một số cửa khẩu sang Trung Quốc đã thông quan trở lại thì các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) lại quyết định đóng cửa biên giới. Như vậy, việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới. Nguyên nhân ở đây sẽ không nhắc đến nữa, vấn đề cấp thiết bây giờ là “What next? – Làm gì tiếp theo”

Chanh dây vẫn “bí” đầu ra vì đại dịch, doanh nghiệp tạm ngưng hoặc thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, nông dân thì làm ra nông sản không biết bán ở đâu.

KHẮP VÙNG TÂY NGUYÊN NHIỀU VƯỜN CHANH DÂY VÀO MUA THU HOẠCH

Thời điểm này, nhiều vườn chay dây ở Đăk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông…đã bắt đầu vào mùa thu hoạch rộ. Cụ thể: Hơn 10 hecta vườn chay dây ở Chư-sê, 3 heta vườn chanh tại Đăk Đoa, Vuờn hợp tác xã ở Cư-bao, Buôn Hồ với hàn chục hecta và nhiều vườn nhỏ lẻ khác của hộ gia đình khắp vùng tây nguyên đồng loạt vào mùa chín. Trong khi lượng “Cung” nhiều – “Cầu” cao nhưng lại khó khăn trong việc lưu thông hàng hoá mà Cung-Cầu chưa thể gặp nhau. Chi phí để đầu tư 1 vườn chanh dây thì ngoài sức lao động ra cần thêm vốn để mua giống, phân bón, hệ thống tưới, làm giàn… là không nhỏ.

Người nông dân chăm chút từng ngày chỉ mong tới ngày thu hoạch để để có đồng vào chi tiêu cho các chi phí sinh hoạt cơ bản giờ đây “Lấy công cũng không thể làm lời”. Các bạn biết đấy, kinh tế các tỉnh tây nguyên phần lớn phụ thuộc vào cà phê, hồ tiêu là chính nhưng những năm gần đây và hiện tại nguồn thu này suy giảm mạnh (từ đỉnh gần 200k/ký hồ tiêu  giờ chỉ còn đâu đó trên dưới mức 30k/ký). Giá giảm, cả “Mất mùa”, tiêu bệnh chết, vườn cà phê già cỗi…Thanh niên, người trẻ bỏ xứ vào các thành phố lớn làm công ăn lương vì ở quê nhà là “Đói”.

Không đâu xa, gia đình tôi cả thảy hơn 30 người (già trẻ, lớn bé, cô dì chú dượng) hiện chỉ còn ông bà, cha mẹ, vài cô dượng cộng lại là 6-7 người ở lại làm lụng giữ đất, còn phần lớn đều đi làm ở sài gòn, bình dương, nồng nai…ngay cả em út cũng nghỉ học vì dịch theo cha mẹ vào nam lao động. Chẳng ai muốn xa quê, xa gia đình cả, nhưng vì kinh tê nên buộc phải đi thôi.

“KHI NGƯỜI TRẺ KHÔNG NGỦ QUÊN” –  VÕ TẤN TÀI ĐANG NỔ  LỰC “GIẢI CỨU CHANH DÂY” CHIA SẺ GÁNH NẶNG CÙNG NÔNG DÂN

Cứu tinh họ Võ  nói anh là người có “số khổ”, vất vả từ lúc thơ bé và cho đến giờ bước vào nghề chanh vẫn khổ.

Anh kể thời điểm đi khởi nghiệp lần thứ hai với nghề chanh xa lạ, tất cả đều từ số “0” –  không thuận lợi, khó khăn vô cùng. Nhưng nhìn bà con điêu đứng vì trồng tiêu – tiêu chết, trồng điều – điều rẻ, cà phê cũng vậy, phải làm sao, làm gì để trước hết giúp bản thân mình có việc làm sau đó là giúp cho bà con có tiền cho con tiếp tục ăn học. Rồi nhìn những người nông dân lâu năm làm chung với mình, sẵn sàng cho đi mà không cần nhận lại, là áp lực rất lớn.

Nhưng thị trường chanh dây lắm người này người kia , không biết ai là Thực, ai là Ảo, chỉ biết ai đi được giá tốt là bà con lên hàng cho người đó. Dần dần một thời gian dài gắn bó với nghề bằng cái “Tâm” mà giờ đây “Tài Phước” đã có thương hiệu riêng, trở thành một người có uy tín trên thị trường, và đã thành công với thương hiệu và nghề của mình.

Ở thời nhiều thời điểm khó khắn, Anh còn “chơi đẹp” khi vẫn nhận đi chanh mà không có lợi nhuận để giúp các nhà vườn không bị “Ứa hàng” . Tuy nhiên, việc làm này cũng có nhiều rủi ro bởi khi thị trường xấu thì đầu ra của Chanh Dây cũng không được ổn định.

Trong khi người khác đang yên giấc thì Tài Phước vẫn thức đêm hằng ngày để đi Gom chanh dây và đóng thùng, lên hàng, thuê mướn xe container để có thể đi chanh với số lượng lớn, tập trung trong mùa dịch Covid19 này. Các vườn chanh đã vào mua thu hoạch trong mùa đại dịch và “Cánh Ly Xã Hội”, các kho đông lạnh chứa dịch cũng đã đầy thì nếu không lưu thông được hàng hoà thì lứa chanh dây này xem như “Mất trắng”. Nhận thấy mặt dù chính phủ thực hiện cách ly xã hội nhưng cần hiểu đúng đó không phải là “Ngăn sông cấm chợ” mà các hoạt động kinh tế nông nghiệp vẫn phải đảm bảo diễn ra bình thường. Dẫu biết có nhiều rủi ro, Nhưng “Tài Phước” vẫn cố gắng bằng các mối quen biết, bạn hàng, liên kết với nhà vườn để có thể đóng hàng và xuất đi thị trường trong và ngoài nước. Mặc dù số lượng chưa lớn và vẫn còn nhiều hạn chế, việc mỗi con container đi được thành công là giúp được phần nào khó khăn của nhà vườn. Đó là cả một hành trình đầy sự cố gắng và nổ lực.

Hiện tại, để đi hàng được ổn định thì “Tài Phước” chia sẻ là cần số lượng lớn container 18-20 tấn khu vực daklak vựa nào làm được hàng đẹp chất lượng sẵn lòng thu mua và ra Hà Lan (Buôn Hồ -Đăk Lăk)  lấy xọt về đóng nha. Liên hệ qua số 0941129959 alo cho Tài khi cần nhé.

Khi người trẻ ”về vườn” khởi nghiệp…

Nhiều bạn trẻ hiện nay đã lựa chọn nông nghiệp làm con đường khởi nghiệp. Tuy nhiên, công việc này không đơn thuần chỉ là cuốc cỏ, trồng rau mà đòi hỏi phải có kiến thức về nông nghiệp đúng, sản xuất nông nghiệp tử tế. Bên cạnh một số bạn trẻ với niềm đam mê, đem kiến thức mình học được để phát triển nông nghiệp mang tính ổn định, bền vững thì cũng không ít bạn trẻ làm NÔNG NGHIỆP theo phong trào. Tuy vậy, những khó khăn, thách thức khi chọn khởi nghiệp với NHÀ NÔNG vẫn còn rất nhiều.

Hiện tại, ĐÒN GÁNH nói chung và bản thân đội ngũ trẻ của chúng tôi tập trung hoàn toàn vào phát triển thương hiệu mang lại giá trị đóng góp cho nền nông nghiệp Việt Nam. Với hơn 15 năm hoạt động trong nông nghiệp vùng Tây Nguyên, nội bật là nông trại hơn 7 hecta cây trồng các loại tại Đăk Lăk. Đội ngũ đa phần là Tốt nghiệp Cử nhân Kinh Tế, Đại Học Kinh Tế TP. HCM. Hiện đang hoàn thành chương trình Thạc sĩ Kinh Tế Ứng Dụng. Chúng tôi tin rằng Đòn Gánh Vietnam với mô hình nông nghiệp kế thừa truyền thống với phong cách mới. Xuất phát từ hàm ý chia sẻ gắn bó cùng người nông dân  – cam kết kiến tạo giá trị bền vững cùng đội ngũ tận tâm bằng thương hiệu ĐÒN GÁNH.

Mục tiêu của chính tôi là cung cấp tới khách hàng những sản phẩm, dịch vụ và giải pháp tốt nhất từ chính nguồn lực thực sự tiềm năng mà chúng tôi khai phá, nghiên cứu, phát triển có tính thực tiễn.

 

Gió nhỏ – Little wind

Leave a Reply