XÁC ĐỊNH VĨ TRÍ VĨ MÔ CỦA MỘT QUỐC GIA BẰNG MÔ HÌNH EB-IB.
KIỂM TRA CĂN BỆNH HÀ LAN TRƯỜNG HỢP CHO VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1999-2016
Nghiên cứu thực hiện bởi : VÕ PHÚC THIỆN
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàng năm Quốc Hội Việt Nam đặt ra các mục tiêu kinh tế cho đất nước, các kế hoạch phát triển kinh tế…và tất nhiên có những cái đạt được, một số khác thì không. Thế nhưng mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp hoá – hiện đại hoá mà quốc gia theo đuổi bấy lâu nay – từ Đại hội VIII(1996) thì rất khó để thành hiện thực.< ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011, tr.71.>
Gần đây nhất, Quốc Hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2016. Theo đó, nền kinh tế thế giới có nhiều khó khăn và tăng trưởng ở các quốc gia tiên tiến chậm lại, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tuy nhiên dự báo của VEPR ở Quý 3 -2016 thì mục tiêu tẳng trưởng 6,7% trong năm 2016 là bất khả thi. Có lẽ vì thế mà mục tiêu đề ra năm 2017 của Quốc hội đã xác định vẫn giữ nguyên mức tăng trưởng GDP đồng thời kiểm soát lạm phát ở mức 4%, tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 6% – 7%, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới mức 4% và một số chỉ tiêu khác.
Bài toán đặt ra với một nền kinh tế mở như Việt Nam hiện tại là việc phát triển kinh tế dài hạn với việc ổn định nền kinh tế trong ngắn hạn thì nên tập trung vào cái nào hơn? Rõ ràng mục tiêu của kinh tế vĩ mô hướng đến tăng trưởng trong dài hạn và ổn định ở ngắn hạn, nhưng cảm thấy rằng chúng ta quan tâm đến phát triển chăm chăm vào những mục tiêu dài hạn mà quên đi việc ổn định nền kinh tế trong ngắn hạn, dẫn đến hầu như mục tiêu không đạt được ở cả hai.
Bằng chứng là mục tiêu công nghiệp hoá – hiện đại hoá ở năm 2020 là rất khó đạt được, ở mục tiêu ngắn hạn năm 2016 với mức tăng trưởng 6,7% rất khó đạt được.
Một trong số nguyên nhân dễ gây ảnh hưởng đẩy nền kinh tế rơi vào mất cân bằng là những thay đổi về giá cả trên thế giới (giá xăng dầu giảm mạnh trong năm 2015), những đợt hạn hán, ngậm mặn khu vực đồng bằng sông cữu long đầu nắm 2016, những trận thiên tai-bão lũ…gần nhất là tháng 10 năm 2016 ở miền trung nước ta vừa qua gây gián đoạn hoạt động kinh tế nói riêng ở khu vực.
Hàm ý cho thấy rằng nếu các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam phải đặc biệt quan tâm hơn đến nền kinh tế trong ngắn hạn, không để rơi vào tình trạn mất cân bằng và khiến việc theo đuổi các chiến lược dài hạn trở nên khó khăn.
Ở bài phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tiến hành phân tích cụ thể để xác định vị trí vĩ mô của Việt Nam thông qua mô hình EB-IB từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp để ổn định nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn (năm 2017) đồng thời kiểm tra xem căn bệnh Hà Lan có hiện hữu trong nước hay không. Từ đó rút ra những nhận xét đánh giá cho nền kinh tế Việt Nam gặp phải.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định vị trí vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam qua các năm từ 1999 – 2016, qua đó rút ra hàm ý về chính sách bình ổn nền kinh tế của chính phủ cho năm 2017. Đồng thời kiểm tra căn bệnh Hà lan có xảy ra ở Việt Nam hay không.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Bài nghiên có hai câu hỏi chính:
- Vị trí vĩ mô của Việt Nam đang nằm ở đâu trên mô hình EB-IB?
- Liệu rằng nền kinh tế Việt Nam có mắc phải căn bệnh Hà Lan hay không?
NỘI DUNG BÀI NGHIÊN CỨU
I CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Mô hình EB-IB
Mô hình EB-IB hay còn gọi là mô hình Úc hoặc là mô hình Salter – Swan được viết nên từ chính 2 tác giả cùng tên mô hình, xây dựng dựa trên giả định về một nền kinh tế nhỏ mở và tất cả hàng hoá của một nước sản xuất và tiêu thụ được phân ra 2 nhóm:
- Hàng hoá phi ngoại thương(không thể trao đổi buôn bán được)
- Hàng hoá ngoại thương(có thể trao đổi buôn bán với nhau).
Khi đó cân bằng vĩ mô của một quốc gia sẽ xác định ở hai khía cạnh là Cân bằng bên ngoài(EB) và Cân bằng bên trong(IB):
- EB thể hiện ở mức cán cân thương mại cân bằng (NX = 0).
- IB thể hiện sản lượng ở mức sản lượng tiềm năng(Y = Yp); thất nghiện ở mức thất nghiệp tự nhiên(U = Un)& lạm phát ở mức lạm phát mục tiêu(%DP = %DPe).
Tổng lượng hàng hóa ngoại thương(T) và phi ngoại thương(N) biểu thị sản lượng quốc gia Y. Trong một quốc gia, sản lượng đầu ra được biểu hiện qua:
Y =C + I +G +X –M
Và chi tiêu của một quốc gia được biểu hiện qua: A= C + I + G. Khi một nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng thì: X – M = 0 và Y = A (thu nhập bằng chi tiêu).
Tóm lại một mô hình cho ta được 3 kết quả quan trọng.
- Thứ nhất, cần bằng kinh tế vĩ mô diễn ra khi có cả cân bằng bên ngoài và cân bằng bên trong (cung và cầu hai loại hàng hóa bằng nhau)
- thứ hai, điều kiện để cân bằng ở hai thị trường là giá tương đối P làm cân bằng cung cầu hai thị trường và chi tiêu phải bằng thu nhập.
- Thứ ba, từ điều kiện cân bằng gợi ý cho chính phủ hai phương pháp chữa trị một nền kinh tế mất cân bằng là điều chỉnh chi tiêu và tỷ giá hối đoái danh nghĩa, hoặc cả hai.
Điểm giao nhau giữa EB và IB thể hiện quốc gia đạt được cả cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài, và được gọi là điểm cân bằng. Đường IB và EB chia hình 1 thành 4 phần, tương ứng với 4 vùng trục trặc hay 4 vùng bất cân bằng.
- Vùng I thể hiện quốc gia đang tăng trưởng nóng kèm với cán cân thương mại thặng dư, tại đây tỷ giá hối đoái quá thấp.
- Vùng II mô tả tình trạng tăng trưởng nóng nhưng cán cân thương mại thâm hụt, chủ yếu là do chi tiêu quá mức (chi tiêu lớn hơn thu nhập).
- Vùng III tương ứng với tình trạng thất nghiệp và thâm hụt thương mại.
- Vùng IV thể hiện thất nghiệp kèm với cán cân thương mại thặng dư.
Một khi rơi vào tình trạng mất cân bằng, các nền kinh tế có những khuynh hướng tự tại là quay trở lại cân bằng. Các khuynh hướng đi về điểm cân bằng, nếu nền kinh tế gặp phải thặng dư ngoài nước, dự trữ và cung tiền có khuynh hướng tăng trong khi tỷ giá hối đoái có khuynh hướng tăng giá, điều này đẩy nền kinh tế về phía IB. Đối với trường hợp thâm hụt thì mọi chuyện lại xảy ra ngược lại. Nếu nền kinh tế xảy ra lạm phát, sự gia tăng của giá sẽ dẫn đến tăng giá thực của tỷ giá hối đoái và giá trị thực của hấp thụ nội địa A giảm, điều này đưa nền kinh tế về IB. Đối với thất nghiệp thì ngược lại nhưng chỉ khi giá cả có thể giảm một cách linh động.
2 Bốn vùng chính sách
Khi nền kinh tế rơi vào trục trặc, Chính phủ cần sử dụng các chính sách để đưa nên kinh tế quay lại điểm cân bằng. Các công cụ chính phủ có thể sử dụng bao gồm chính sách tỷ giá để tác động đến giá tương đối P và chính sách tiền tệ cùng chính sách tài khóa để tác động đến hấp thụ nội địa A.
Ta có thể phác họa được các chính sách cần thiết cần phải thực hiện để có thể đưa nền kinh tế trở về điểm cân bằng khi có trục trặc kinh tế vĩ mô xảy ra:
- Ở góc phần tư thứ nhất, nâng giá tỷ giá hối đoái có thể xóa bỏ thặng dư ngoài nước, trong khi mở rộng thu chi ngân sách ngăn chặn nạn thất nghiệp. Hoặc mở rộng thu chi ngân sách có thể chấm dứt trình trạng thặng dư trong khi nâng giá ngăn chặn lạm phát theo sau nó.
- Ơ góc phần tư thứ hai, việc kết hợp các chính sách; thắt lưng buộc bụng và nâng giá tỷ giá hối đoái sẽ giúp cho nền kinh tể trở về điểm cân bằng. Sự kết hợp các chính sách như vậy là cần thiết, cho dù nền kinh tế đang có lạm phát với thặng dự ngoài nước tương đối nhỏ hay lạm phát với thâm hụt tương đối nhỏ. Dĩ nhiên, việc áp dụng mỗi một chính sách với mức độ mạnh nhẹ tương đối như thế nào sẽ tùy thuộc vào nền kinh tế khởi đầu ở đâu trong góc phần tư thứ hai, nhưng về cơ bản thì việc kết hợp hai chính sách trên là cần thiết.
- Ở góc phần tư thứ ba, phá giá tỷ giá hối đoái và thắt chặt chi tiêu là cần thiết để tránh lạm phát và đạt tới điểm cân bằng.
- Ở góc phần tư thứ tư, chính sách làm tăng hấp thụ A có thể sẽ làm giảm thất nghiệp nhưng cái giá phải trả là thâm hụt ngoài nước, và do đó việc phá giá để đạt tới điểm cân bằng là điều cần thiết.
Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào chính phủ các nước cũng thực hiện như lý thuyết mà còn phụ thuộc rất lớn bởi tình hình hiện trạng của nền kinh tế ở quốc gia đó.
3 Căn bệnh Hà Lan
Bệnh Hà lan được hiểu là tình trạng suy giảm công nghiệp hoá của nền kinh tế xảy ra khi việc khám phá và khai thác tài nguyên kéo theo nội tệ lên giá, hàng công nghiệp chế tạo giảm sức cạnh tranh, nhập khẩu tăng và xuất khẩu giảm. Khả năng của bệnh đến từ 3 nguồn chính:
- Khám phá ra tài nguyên
- Giá hàng xuất khẩu chủ lực tăng mạnh
- Dòng vốn vào lớn
Căn bệnh Hà lan được hai nhà kinh tế học người Úc: Max Corden và J. Peter Neary xây dựng cũng giữa trên hai giả định quan trọng sau:
- Giả định 1: Hàng hoá và dịch vụ chia làm 2 loại: Ngoại thương và Phi ngoại thương giống như mô hình EB-IB. Tuy nhiên trong khu vực hàng hoá Ngoại thương có thêm một giả định nhỏ nữa.
- Giả định 2: Khu vực hàng ngoại thương chia làm 2 loại: Hàn bùng nổ do khám phá( dầu, khí gas, vàng, kim cương…) & Hàng bị ảnh hưởng ( Công nghệ chế tạo, nông nghiệp, ngành truyền thống…)
- Gây tác động đến nền kinh tế làm di chuyển nguồn lực & tác động thay đổi chi tiêu
Tác giả đưa ra cách hạn chế bằng cách: Làm chậm sự lên giá của tỷ giá thực & Tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiện chế tạo, nông nghiệp….Thực tế thì có nhiều hơn 2 cách để hạn chế được căn bệnh Hà lan tuỳ vào tình hình nền kinh tế của Quốc gia đó.
Minh hoạ bằng đồ thị EB-IB
Theo hình 3, Ban đầu nên kinh tế đang ở vị trí cân bằng (1), khi có một nguồn bùng nổ (Khám phá ra tài nguyên; Giá hàng xuất khẩu chủ lực tăng mạnh; Dòng vốn vào lớn) dẫn đến cầu hàng hoá phi ngoại thương và ngoại thương tăng lên, đồng nội tệ lên giá, nhập khẩu tăng lên và xuất khẩu giảm xuống đồng thời ảnh hưởng đến các ngành truyền thống và kết quả là nền kinh tế di chuyển đến điểm cân bằng (2). Sau một thời gian nguồn bùng nổ cạn kiệt dần, các ngành truyền thống trước đó đã mất đi khả năng cạnh tranh rồi, lúc này sẽ khiến nền kinh tế di chuyển qua điểm cân bằng (3) Gây bất ổn và xáo trộn nền kinh tế trong ngắn hạn để lại hậu quả không hề nhỏ.
II Phương pháp Nghiên cứu và Xử lý Số liệu
1 Khung phân tích
Dựa trên mô hình EB-IB, Đối với câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, bài nghiên cứu sẽ tiến hành chọn năm gốc và định vị trục trặc trong nền kinh tế Việt Nam qua các năm. Từ đó phân tích hàm ý chính sách để bình ổn nền kinh tế vĩ mô.
Đối với câu hỏi thứ 2, bài nghiên cứu sẽ kiểm tra dòng vốn FDI vào việt nam qua các năm kết hợp với xem xét số liệu cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái đa phương thực và sự chuyển dịch nguồn lực trong các thành phần kinh tế để xác định dấu hiệu của căn bệnh Hà lan.
2 Thu thập và xử lý dữ liệu
Dữ liệu trong bài nghiên cứu chủ yếu lấy từ IMF, ADB và TCTK trong giai đoạn từ 1999 – 2016. Trong đó có tính toán, ước lượng vài số liệu còn thiếu ở quý IV năm 2016 dựa trên các báo cáo của NHNN, VEPR và trang web: Tradingeconomics.com để hoàn thiện bộ số liệu một cách gần sát nhất.
3 Xác định năm gốc trên đồ thị EB-IB
Năm gốc phải là năm thỏa mãn đồng thời cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài, nếu điều đó không xảy ra thì năm gốc phải là năm gần với điểm cân bằng nhất có thể.
Cân bằng bên trong:
- GDP tiềm năng: Bài nghiên cứu sẽ tính toán tăng trưởng trung bình cả giai đoạn 17 năm từ 1999 – 2016, sau đó so sánh với tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm.
- Lạm phát mục tiêu: Mức lạm phát mục tiêu mà ngân hàng nhà nước việt nam theo đuổi trong một thời gian sẽ sát với mức lạm phát của năm gốc
- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: Tỷ lể thất nghiệp ở năm gốc sẽ gần với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
Cân bằng bên ngoài: Cán cân thương mại thoả mãn được một cách cân bằng tương đối nhất sẽ chọn làm năm gốc.
4 Xác định tỷ giá đa phương
Tỷ giá hối đoái thực đa phương là quan trọng vì chỉ số này góp phần xác định được vị trí của các năm trong biểu đồ EB-IB.Tỷ giá hiệu dụng danh nghĩa đa phương (NEER) và tỷ giá hiệu dụng thực đa phương(REER) được tính như là trung bình trọng số của chỉ số tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực song phương cho các đối tác thương mại chủ yếu:
𝑁𝐸𝐸𝑅𝑡 = ∑ 𝑤𝑖𝐸𝑖,𝑡 & 𝑅𝐸𝐸𝑅𝑡 = ∑ 𝑤𝑖𝑒𝑖,𝑡 𝑖𝑖 Trong đó:
- wi là trọng số thường được lấy là tỉ trọng của nước i trong thương mại với nước đang xem xét.
- 𝐸𝑖,𝑡và 𝑒𝑖,𝑡 là chỉ số tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực của đồng tiền nước đang xem xét với nước i trong năm t.
Để tính NEER và REER cho Việt Nam, bài nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập dữ liệu về thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước trên thế giới trong giai đoạn 1999 – 2016 (17 năm) từ IMF.
- 𝑤𝑖được tính bằng cách lấy tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ 1999 – 2016. Cho cả giai đoạn, các nước được xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam.
Đối với tỷ giá hối đoái, bài nghiên cứu tiến hành lấy dữ liệu từ IMF theo tỷ giá của đồng nội tệ của các quốc gia/khu vực với đô la Mỹ và sau đó tính ngược trở lại tỷ giá tiền Việt Nam theo các đồng tiền khác. Tỷ giá thực song phương: 𝑒𝑖,𝑡 = (𝐸 𝑃∗)𝑖,𝑡 , 𝑃
với E là chỉ số tỷ giá danh nghĩa được tính bằng cách lấy tỷ giá năm t chia cho tỷ giá năm gốc, dữ liệu về chỉ số giá được lấy từ IMF và được đổi theo năm gốc.
III Kết quả phân tích và hàm ý chính sách – Vị trí vĩ mô và căn bệnh Hà Lan
1 Xác định năm gốc của Việt Nam
Cân bằng bên ngoài: cán cân thương mại ở năm 2013 thặng dự 0,23 triệu $, có thể thấy ở chi tiêu này hoàn hảo để chọn làm năm gốc vì tổng xuất khẩu và nhập khẩu khá cân bằng với nhau.
Mình có thể xem toàn bộ bài nghiên cứu ở đâu được ạ!
Bạn liên hệ trực tiếp với tác giả qua số: 0969353073 để xem toàn bộ bài nghiên cứu nhé